Tôi muốn có cách ứng xử đúng mực ở những nền văn hóa khác. Tôi cần ứng xử như thế nào để tạo được ấn tượng tích cực?
Trả lời: Đi công tác là một phần không thiếu và làm phong phú thêm kinh nghiệm trong sự nghiệp của chúng ta.
Khi tổ chức của chúng ta vươn ra toàn cầu, việc chúng ta dành thời gian làm việc ở những quốc gia và nền văn hóa khác là một phần trong quá trình thăng tiến sự nghiệp của chúng ta.
Bên dưới là một số nguyên tắc khi đi công tác mà sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tích cực cho bản thân và tổ chức.
Hãy là một người biết lắng nghe. Khuyến khích người khác nói về họ và văn hóa của họ.
Cách an toàn nhất để giao tiếp trong các nền văn hóa khác với chúng ta là lắng nghe nhiều hơn nói. Hãy lắng nghe để biết được người ta làm việc như thế nào ở khu vực mà bạn sẽ đến. Hãy chuẩn bị các câu hỏi mà sẽ giúp bạn có được những hiểu biết cần thiết để nâng cao ý thức và sự nhạy bén về văn hóa.
Ăn các món ăn địa phương, và đừng bao giờ có lời phê bình với nó. Nếu bạn không không có những lý do thuyết phục như dị ứng nghiêm trọng với loại thức ăn đó hay các vấn đề về sức khỏe khác thì hãy thức ăn ở địa phương.
Một là khen, nếu không thì đừng bình luận gì. Có thể chúng ta không thích một số món ăn nhưng chúng ta sẽ tỏ ra thô lỗ nếu chúng ta bình phẩm chỉ đơn giản vì chúng ta không quen ăn nó.
Hầu hết mọi người đều rất tự hào về thức ăn và truyền thống của dân tộc hay địa phương họ.
Hãy lịch sự và thân thiện với mọi người mà bạn gặp. Như Dale Carnegie đã từng nói, sứ mệnh của chúng ta đắc nhân tâm.
Điều này có nghĩa là ta cần phải thân thiện và lịch sự với tất cả những người chúng ta gặp khi đi công tác.
Không có điều gì khiến chúng ta trở nên nhỏ mọn hơn việc chúng ta thể hiện sự thô lỗ với người làm trong giới kinh doanh như chúng ta bất kể người đó có thái độ như thế nào với chúng ta. Ngoài ra, nó cũng thể hiện không tốt hình ảnh tổ chức và đất nước mà chúng ta đại diện.
Đừng đánh giá về người khác và văn hóa của họ. Khi đi công tác, có đôi lúc chúng ta ngạc nhiên trước những khác biệt về các giá trị, truyền thống và các chuẩn mực văn hóa của nơi mà chúng ta đến.
Chúng ta phải chấp nhận rằng không nơi đâu bằng nhà và tránh phê bình những văn hóa mà chúng ta không hiểu. Là những người chuyên nghiệp, chúng ta phải nhớ là giữ những ý kiến về nền văn hóa khác cho riêng mình.
Tìm hiểu người khác ở góc độ cá nhân. Càng biết nhiều về người khác, chúng ta sẽ càng tìm ra được nhiều điểm chung thay vì những khác biệt.
Hầu hết mọi người tuy ở những nền văn hóa khác nhau nhưng có các giá trị và động cơ cao thượng giống nhau bất kể ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hay các vấn đề khác.
Tác giả: Michael Crom là phó chủ tịch điều hành của tổ chức Dale Carnegie Toàn Cầu
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
_*̡͌l̡*̡̡ ̴̡ı̴̴̡ ̡̡͡|̲̲̲͡͡͡ ̲▫̲͡ ̲̲̲͡͡π̲̲͡͡ ̲̲͡▫̲̲͡͡ ̲|̡̡̡ ̡ ̴̡ı̴̡̡ *̡͌l̡*̡̡_ NỘI QUY _*̡͌l̡*̡̡ ̴̡ı̴̴̡ ̡̡͡|̲̲̲͡͡͡ ̲▫̲͡ ̲̲̲͡͡π̲̲͡͡ ̲̲͡▫̲̲͡͡ ̲|̡̡̡ ̡ ̴̡ı̴̡̡ *̡͌l̡*̡̡_
- Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu khi viết bình luận.
- Nội dung phải liên quan đến chủ đề bài viết.
- Không dùng lời lẽ khích bác, thô tục ảnh hưởng đến người khác.
- Không đặt link đến Blog/Web khác.
- Những góp ý, thắc mắc không liên quan các bạn
vui lòng liên hệ email: lamchuvanmenh93@gmail.com để được hỗ trợ