Dĩ nhiên là một số người chỉ cần đơn giản điều chỉnh một chút là mọi việc sẽ đâu vào đấy, vì vậy bước đầu tiên bạn cần làm là thay đổi một chút ở thói quen và hành vi. Tuy nhiên, đôi lúc, các nhân viên này có thể được xem là “nhân tố độc hại”, họ có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường làm việc của bạn. Đó là kinh nghiệm của Suzanne Benoit, nhà tư vấn nguồn nhân lực, người sáng lập công ty dịch vụ tư vấn Benoit tại Portland, thuộc tiểu bang Maine, Hoa Kỳ.
Bà nói: “Có thể bạn thuê được một nhân viên kỹ thuật giỏi, nhưng thường làm tổn thương đồng nghiệp. Nếu một nhân viên nào đó thường xuyên làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc của người khác, thì tốt nhất bạn nên cho người đó thôi việc”.
Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến luật sư trước khi chấm dứt hợp đồng tuyển dụng của ai đó để bảo vệ chính mình. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình, bà Benoit cho rằng 3 loại người sau đây thường thích hợp với quyết định thôi việc:
1. Lạm quyền
Nếu người nào hay “làm giá”, hoặc có liên hệ mật thiết với một nhân vật có quyền lực trong công ty và lợi dụng vị trí đó để bắt nạt người khác hay để được đặc cách, thì đó là dấu hiệu gây hại đến công ty của bạn. Benoit thậm chí còn chứng kiến những tính trạng tệ hơn nữa, đó là khi các chủ sở hữu công ty giao nhiều quyền hành cho một trợ lý hay cấp dưới vì sợ phải cho thôi việc người đó.
Trợ lý của bạn có thể vượt quá quyền hạn của mình, hoặc một nhân viên đắc lực của bạn có một thuộc cấp là nhân viên bán hàng quèn, nhưng lại dựa hơi sếp để sai bảo người khác. Nếu thấy xuất hiện loại hành vi này hoặc cảm nhận được sự bất mãn giữ vòng các nhân viên, thì đó là lúc bạn phải điều tra ngọn nguồn.
2. Con sâu làm rầu nồi canh
Đây là người thường nói xấu đồng nghiệp này với một đồng nghiệp khác bằng những tin đồn, chuyện phím hoặc nói bóng nói gió. Những “con sâu làm rầu nồi canh” này xuất hiện tại trung tâm của những cuộc nói chuyện phím, đôi khi còn rất hứng thú với điều đó. Bên cạnh đó, người này rất thích lặp lại những cuộc cãi vã vô nghĩa tại nơi làm việc, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất và sự hòa đồng của nhân viên.
Khi tình trạng bất hòa lặp đi lặp lại trong công ty, bạn nên để ý xem ai là người “khởi xướng” chúng – có lẽ bạn nên đóng vai trò hòa giải hoặc thậm chí là người chịu lắng nghe về những sự việc xảy ra trong văn phòng để tham gia vào. Sau đó, hãy nói chuyện thẳng thắn cho người đó biết bạn mong đợi các nhân viên cư xử như thế nào trong văn phòng. Nếu không hiệu quả, đó là lúc bạn nghĩ đến đơn thôi việc.
3. Kẻ nổi loạn/bất tuân
Mặc dù được huấn luyện và sửa sai nhiều lần, loại người này vẫn không làm việc theo quy định và làm cho công ty của bạn gặp nguy hiểm. Từ việc không đội nón báo hiểm tại công trường cho đến giải quyết cho có các vấn đề trong dịch vụ khách hàng hoặc ra những quyết định những việc mà họ không có quyền quyết định. Tóm lại, kẻ nổi loạn thích làm việc theo ý của mình.
Khi đó, bạn sẽ có nguy cơ mất khách hàng hoặc chịu trách nhiệm về các tai nạn lao động. Tệ hơn, khi những nhân viên khác thấy rằng không phải ai cũng tuân theo các nguyên tắc, thì kẻ nổi loạn sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Do đó, bạn phải buộc họ tuân thủ quy định hoặc ra đi.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
_*̡͌l̡*̡̡ ̴̡ı̴̴̡ ̡̡͡|̲̲̲͡͡͡ ̲▫̲͡ ̲̲̲͡͡π̲̲͡͡ ̲̲͡▫̲̲͡͡ ̲|̡̡̡ ̡ ̴̡ı̴̡̡ *̡͌l̡*̡̡_ NỘI QUY _*̡͌l̡*̡̡ ̴̡ı̴̴̡ ̡̡͡|̲̲̲͡͡͡ ̲▫̲͡ ̲̲̲͡͡π̲̲͡͡ ̲̲͡▫̲̲͡͡ ̲|̡̡̡ ̡ ̴̡ı̴̡̡ *̡͌l̡*̡̡_
- Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu khi viết bình luận.
- Nội dung phải liên quan đến chủ đề bài viết.
- Không dùng lời lẽ khích bác, thô tục ảnh hưởng đến người khác.
- Không đặt link đến Blog/Web khác.
- Những góp ý, thắc mắc không liên quan các bạn
vui lòng liên hệ email: lamchuvanmenh93@gmail.com để được hỗ trợ