Huấn luyện là một quá trình học hỏi và đòi hỏi phải có nhiều nhóm kỹ năng hài hòa với nhau. Ngoài thử thách huấn luyện cho nhân viên, ta sẽ thấy thử thách nhiều hơn nữa khi huấn luyện cho các nhân viên cấp cao trong các chương trình phát triển năng lực hay các chủ đề về “kỹ năng mềm”. Những người lãnh đạo cấp cao có kỳ vọng rất lớn và họ phải tin rằng thời gian của họ được dùng hiệu quả trong các chương trình huấn luyện; điều này có nghĩa là bạn cần thiết lập uy tín ngay từ đầu. Để huấn luyện cấp độ này, bạn sẽ cần phải liên tục xử lý cấu trúc chương trình, có mặt kịp thời, hoan nghênh và đương đầu với những điều ngoài dự đoán cũng như tạo ra một môi trường mà trong đó các thành viên hiểu được những điều bạn đang khuyến khích họ học.
Lúc nào, cạn cũng cần phải nỗ lực hết mình và áp dụng từng lợi thế tiềm năng hiện có trước khi bước vào nơi mà bạn huấn luyện. Có 7 nguyên tắc huấn luyện trọng yếu cho sự thành công của bạn vì việc hiểu rõ các nguyên tắc này sẽ không chỉ tăng thêm sự thành công mà còn có tác động tích cực đến kinh nghiệm huấn luyện mà có được cùng với các học viên.
Nguyên tắc cốt lõi đầu tiên là “hãy dũng cảm”. Đây là bước áp dụng việc “hoan nghênh và đương đầu với những điều ngoài dự đoán”; nó sẽ giúp bạn mở rộng vùng an toàn, năng lực và sự tự tin. Hãy chắc rằng các học viên cấp cao biết là bạn có sự kiểm soát hoàn toàn. Vùng an toàn cần phải luôn được mở rộng và những thôi thúc giao tiếp giữa người và người sẽ hỗ trợ cho điều này để cho quá trình học của cả bạn và học viên có thể bắt đầu. Hãy nâng các mức độ của vùng an toàn của bạn cao hơn nữa, thử các hoạt động mới và tìm hiểu những chủ đề mới, hoan nghên những ý kiến bất đồng và thách thức, hiểu rõ những giới hạn của bạn, thừa nhận bạn không thể trả lời hết mọi vấn đề, đưa ra thử thách cho học viên và đưa họ ra khỏi vùng an bằng tất cả các phương tiện.
Nguyên tắc thứ hai: “hãy là một hình mẫu”. Trong vai trò là một chuyên viên huấn luyện của nhân viên và lãnh đạo cấp cao, trách nhiệm của bạn tăng gấp đôi để làm gương trong cả việc học và dẫn dắt. Trong vai trò là một người học, bạn cần làm gương trong việc tham gia tích cực và cố gắng tiến bộ; với sự năng nỗ, sinh lực, hào hứng, tò mò và tong trọng đối với những đóng góp và kiến thức của học viên, học viên của bạn sẽ đáp lại bằng sự tử tế. Phần thứ hai của việc xây dựng hình mẫu là nói đi đôi với làm. Đây là cách chắc chắn duy nhất để xây dựng uy tín với học viên.
Nguyên tắc thứ ba: “Có sự cân bằng giữa sự linh động và trách nhiệm”. Khả năng giải thích chính xác và hiểu rõ các nhu cầu của học viên là yếu tố quan trọng để trở thành chuyên gia huấn luyện xuất sắc. Tỏ ra cứng rắn chỉ làm học viên cảm thấy học chỉ được huấn luyện và không học được kỹ năng mới. Tuy nhiên, bạn phải bám sát các mục tiêu huấn luyện đã đề ra và khung thời gian chung của chương trình, nếu không học viên sẽ cảm thấy bạn không có sự kiểm soát và tổ chức. Nguyên tắc thứ nhất sẽ giúp ích việc này.
Nguyên tắc thứ tư: “biến thành cái của họ”. Đối với người trưởng thành, đặc biệt là các quản lý cấp cao, chúng ta cần thừa nhận kinh nghiệm cuộc sống họ cũng như trân trọng những đóng của họ cho chương trình huấn luyện. Hãy khảo sát học viên của bạn bằng những câu hỏi thích hợp để tìm ra nhiều nguồn tham khảo cho mọi người trong lớp. Tìm cách tận dụng các đóng góp của học viên thông qua tổ chức các nhóm nhỏ để chia sẻ, trao đổi hoặc tạo cơ hội thiết lập mạng lưới mối quan hệ thông qua các lần thảo luận về những vấn đề tại nơi làm việc.
Nguyên tắc thứ năm: “biến thành cái của bạn”. Tính xác thực là yếu tố thúc đẩy giúp bạn trở thành một chuyên gia huấn luyện xuất sắc. Sự liên hệ của bạn đến nội dung huấn luyện phải rút ra từ kinh nghiệm bản thân để tạo nên tính hiệu quả thật sự và tăng cường sự gắn kết của học viên với nội dung huấn luyện. Đừng kể quá nhiều các câu chuyện “kinh nghiệm” của bạn, mà thay vào đó là khuyến khích học viên chia sẻ.
Nguyên tắc sáu: “tập trung vào ứng dụng”. Sau buổi huấn luyện, học viên của bạn sẽ cần áp dụng những gì vừa học. Là một chuyên gia huấn luyện, bạn cần phải hoàn toàn chắc chắn rằng học viên nắm bắt tất cả nội dung và chấp nối được các vấn đề có liên quan để họ có thể thực hành các kỹ năng mới trong công việc hàng ngày, đồng thời xem nó cải thiện hiệu quả làm việc của họ như thế nào. Bạn cần thiết kế khóa huấn luyện sao cho học viên có thể luyện tập, thử những kỹ năng và cách ứng xử mới trong thực tế. Nguyên tắc thứ nhất sẽ giúp ích việc này bởi vì tất cả học viên sẽ có những cách thực hành khác nhau. Hãy cởi mở trước sự đa dạng của nhu cầu học viên.
Nguyên tắc cuối cùng: “Liên hệ đến công việc”. Là chuyên gia huấn luyện, bạn cần phải nêu rõ cách huấn luyện của bạn có liên hệ như thế nào với các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, thử thách và vấn đề cụ thể trong công việc. Bạn nên liên hệ tất cả học viên trước khi khóa huấn luyện bắt đầu; hiểu rõ hơn lý do tại sao họ tham dự khóa huấn luyện ngay từ đầu sẽ giúp bạn có sự kết nối cần thiết để tạo uy tín và tính xác thực.
Huấn luyện không phải là công việc dễ dàng; sẽ có những lúc bạn tự hỏi tại sao mình chọn nghề huấn luyện, nhưng nếu bạn luôn thực hiện 7 nguyên tắc huấn luyện nêu trên, bạn sẽ thấy những thời điểm khó khăn đó dần ít đi và bạn sẽ ngày càng hoàn thiện khả năng truyền cảm hứng và phát triển kiến thức cho các nhân viên và lãnh đạo.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
_*̡͌l̡*̡̡ ̴̡ı̴̴̡ ̡̡͡|̲̲̲͡͡͡ ̲▫̲͡ ̲̲̲͡͡π̲̲͡͡ ̲̲͡▫̲̲͡͡ ̲|̡̡̡ ̡ ̴̡ı̴̡̡ *̡͌l̡*̡̡_ NỘI QUY _*̡͌l̡*̡̡ ̴̡ı̴̴̡ ̡̡͡|̲̲̲͡͡͡ ̲▫̲͡ ̲̲̲͡͡π̲̲͡͡ ̲̲͡▫̲̲͡͡ ̲|̡̡̡ ̡ ̴̡ı̴̡̡ *̡͌l̡*̡̡_
- Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu khi viết bình luận.
- Nội dung phải liên quan đến chủ đề bài viết.
- Không dùng lời lẽ khích bác, thô tục ảnh hưởng đến người khác.
- Không đặt link đến Blog/Web khác.
- Những góp ý, thắc mắc không liên quan các bạn
vui lòng liên hệ email: lamchuvanmenh93@gmail.com để được hỗ trợ